Bạn muốn được tư vấn thêm? Các chuyên gia tài chính từ Fincake sẵn sàng hỗ trợ bạn

Đặt câu hỏi tại Fanpage của Fincake

Thẻ Tín Dụng Có Bao Nhiêu Số? Ý Nghĩa Số Thẻ Tín Dụng 2024

Thẻ Tín Dụng Có Bao Nhiêu Số? Ý Nghĩa Số Thẻ Tín Dụng 2024

Thẻ Tín Dụng Có Bao Nhiêu Số? Ý Nghĩa Số Thẻ Tín Dụng 2024

Người dùng thẻ tín dụng ai cũng biết rằng mỗi chiếc thẻ tín dụng đều có một dãy số được gọi là số thẻ tín dụng. Tuy nhiên chỉ một số ít người dùng biết được thẻ tín dụng có bao nhiêu số, cũng như nắm rõ chức năng và ý nghĩa thực sự của số thẻ tín dụng. Cùng Fincake giải mã những con số này qua bài viết dưới đây nhé!

1.Số thẻ tín dụng là gì

Số thẻ tín dụng là một dãy số được sắp xếp theo một quy luật cố định được thống nhất trên toàn cầu và được sử dụng để định danh thẻ tín dụng. Dãy số này thường được in dập nổi ở mặt trước của thẻ cùng với thông tin chủ thẻ và ngày hết hạn.

Số thẻ tín dụng không phải là mã PIN, cũng không phải là số tài khoản do đó bạn đọc hãy lưu ý điều này để tránh xảy ra những sai sót khi thực hiện giao dịch bằng thẻ tín dụng.

số thẻ tín dụng


2.Thẻ tín dụng có bao nhiêu số?

Nhìn chung, số thẻ tín dụng được hệ thống các ngân hàng liên kết với nhau trên toàn thế giới quy định chứa từ 16 đến 19 chữ số.

Tại Việt Nam đa phần số thẻ được in trên thẻ tín dụng đều có 16 chữ số.

3. Ý nghĩa của số thẻ tín dụng

Số thẻ tín dụng được cấp cho mỗi chủ thẻ là duy nhất, không trùng lặp nhưng lại không phải là ngẫu nhiên mà được sắp xếp theo quy định như sau:

3.1 Chữ số đầu tiên của thẻ

Đây là mã số đại diện cho tổ chức hoặc ngân hàng phát hành thẻ. Con số này sẽ thay đổi dựa trên tính ngành nghề của tổ chức phát hành theo bảng sau:

Số đại diện Ngành nghề của tổ chức phát hành
1,2 Hàng không
3 Giải trí, du lịch - lữ hành
4-5  Tài chính và ngân hàng
6 Ngân hàng và doanh nghiệp
7 Dầu khí
8 Viễn thông
9 Nhà nước

3.2 Cụm ba chữ số tiếp nối

Là mã định danh (ID) của tổ chức hoặc ngân hàng phát hành thẻ

3.3 Cụm chín chữ số tiếp nối

Là số tài khoản ngân hàng của chủ thẻ được liên kết với thẻ tín dụng

3.4 Chữ số cuối cùng

Là một con số ngẫu nhiên được chọn bằng thuật toán Luhn. Con số này có tác dụng kiểm tra tính hợp lệ của thẻ tín dụng trên hệ thống ngân hàng nội địa và quốc tế

4. Hướng dẫn kiểm tra số thẻ tín dụng chính thống

Số thẻ tín dụng được xem là hợp lệ và có thể lưu hành trên hệ thống ngân hàng toàn cầu chỉ khi nó thỏa mãn điều kiện của thuật toán Luhn. Số thẻ tín dụng khi đưa vào tính toán theo công thức Luhn và cho ra kết quả là số chia hết cho 10 thì số thẻ đó là hợp lệ.

Ví dụ: Bạn cần kiểm tra tính hợp lệ của thẻ tín dụng có số 4902405898342888 hãy làm theo những bước sau

Bước 1: Bắt đầu từ số thứ hai theo chiều từ phải qua trái, lần lượt nhân đôi các số cách nhau một đơn vị

Từ dãy số 4 9 0 2 4 0 5 8 9 8 3 4 2 8 8 8 ta sẽ có dãy số 8 9 0 2 8 0 10 8 18 8 6 4 4 8 16 8

Bước 2: Nếu các số vừa được nhân đôi ra kết quả là số lớn hơn 10 thì ta tiến hành cộng 2 chữ số của số với nhau

8 9 0 2 8 0 (1+0) 8 (1+8) 8 6 4 4 8 (1+6) 8 ta sẽ được dãy số 8  9  0  2  8  0  1  8  9  8  6  4  4  8  7  8

Bước 3: Tiến hành tính tổng các số trong dãy số cuối cùng ở bước 2

8 + 9 + 0 + 2 + 8 + 0 + 1 + 8 + 9 + 8 + 6 + 4 + 4 + 8 + 7 + 8 = 90

Bước 4: 90/10 = 9 dư 0. Do đó 90 là số chia hết cho 10 vì vậy số thẻ nói trên là số thẻ tín dụng hợp lệ

cách kiểm tra số thẻ tín dụng hợp lệ


5. Vai trò của số thẻ tín dụng

Không chỉ dừng lại ở chức năng định danh, số thẻ tín dụng còn có thể được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Giúp bạn thực hiện giao dịch chuyển tiền vào thẻ tín dụng: bạn có thể dễ dàng tiến hành chuyển hành vào thẻ tín dụng qua Internet Banking, Mobile Banking thậm chí là ATM khi biết được số thẻ tín dụng cần chuyển tiền.
  • Tra cứu số dư thẻ tín dụng: chỉ với 4 số cuối của thẻ tín dụng và một vài thông tin cá nhân của chủ thẻ, bạn có thể gọi điện đến tổng đài của tổ chức phát hành thẻ và yêu cầu tra cứu dư nợ và hạn mức hiện tại để có thể lập kế hoạch chi tiêu hoặc thanh toán dư nợ cho kỳ thanh toán đó và các kỳ tiếp theo.

Ngoài số thẻ thì trên thẻ tín dụng còn một dãy số khác mà bạn đọc cần lưu tâm đó là mã số bảo mật của thẻ CSC (viết tắt của Card Security Code). Đây là 3 chữ số được in ở mặt sau của thẻ tín dụng. Mã số này có vai trò là một lớp bảo mật cuối cùng khi thực hiện các giao dịch thanh toán online. Đặc thù của thẻ tín dụng là chỉ cần nhập thông tin thẻ và mã số CSC hay còn được phân loại ra là CCV/CVC thì đã có thể thanh toán mọi giao dịch mà không cần phải nhập thêm mã PIN hay OTP do đó việc bảo mật cho số CSC là cực kì quan trọng.

số csc trên thẻ tín dụng


6. Một số mẹo giúp bạn bảo mật thẻ tín dụng tốt hơn

Dưới đây là một số mẹo đơn giản mà bạn có thể áp dụng để bảo mật thông tin thẻ tín dụng khi thanh toán online hoặc khi quẹt thẻ ở những nơi công cộng:

  • Xóa/Che số CVV/CVC trên thẻ tín dụng: bạn có thể sử dụng các phương pháp tác dụng vật lý hoặc dùng tem vỡ dán thẻ tín dụng để giấu 3 chữ số bảo mật trên thẻ tín dụng việc này sẽ giúp người ngoài không thể nào biết được mã bảo mật thẻ của bạn từ đó tránh được những trường hợp thất thoát tài sải do thông tin thẻ bị đánh cắp. Lưu ý nhỏ là khi xóa mã bảo mật hãy chỉ tác dụng lực vừa đủ để xóa đi phần mực in, tránh làm hỏng kết cấu thẻ dẫn đến trường hợp thẻ không thể sử dụng do biến dạng.
  •  Ký vào mặt sau của thẻ: việc ký vào mặt sau của thẻ sẽ giúp cho bên thanh toán có thể xác nhận chữ ký của chủ thẻ, trong trường hợp chữ ký không trùng hợp bên bán có thể từ chối giao dịch bằng thẻ tín dụng đó.
  • Không giao thẻ cho người khác: giao thẻ tín dụng cho người khác là một điều tối kị vì người cầm thẻ sẽ biết được mọi thông tin thẻ của bạn và có thể sử dụng thông tin đó để giao dịch trái phép kể sau khi đã hoàn trả thẻ cho bạn.
  • Đăng ký dịch vụ SMS Banking/Thông báo giao dịch qua tin nhắn: việc đăng ký dịch vụ này có thể giúp bạn biết được khi nào thẻ của bạn thực hiện một giao dịch mới, kể cả khi bạn không có kết nối Internet từ đó có thể đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện giao dịch trái phép trên thẻ tín dụng.
  • Sử dụng tính năng Verify by Visa/Master Card: khi đăng ký dịch vụ này Visa/Master Card sẽ gửi cho bạn một mã OTP mỗi khi một giao dịch được thực hiện, đây là một bước bảo mật tuyệt vời vì kể cả khi có được thông tin thẻ của bạn kẻ gian cũng không có cách nào dùng thẻ để thực hiện các giao dịch mà không được bạn cho phép.
  • Chỉ giao dịch trên các Website và cổng thanh toán uy tín: nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng ở những trang web trôi nổi, bảo mật kém thông tin thẻ của bạn có thể bị rò rỉ hoặc đánh cắp. Do đó hãy chỉ thực hiện giao dịch ở những website uy tín và có hệ thống an ninh đảm bảo.
  • Tắt tính năng giao dịch trên Internet khi không có nhu cầu: chức năng khóa giao dịch online của thẻ tín dụng không hề ảnh hưởng đến khả năng quẹt thẻ của bạn khi thanh toán trực tiếp, do đó việc chỉ mở tính năng này trong trường hợp cần thanh toán trực tuyến sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro mất tiền do bị rò rỉ thông tin qua mạng.

Và đó là tất cả những gì Fincake muốn chia sẻ cho bạn đọc qua bài viết về thẻ tín dụng có bao nhiêu số này. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về thẻ tín dụng và cách bảo mật thông tin thẻ.