Bạn muốn được tư vấn thêm? Các chuyên gia tài chính từ Fincake sẵn sàng hỗ trợ bạn

Đặt câu hỏi tại Fanpage của Fincake

Hậu Quả Của Việc Nợ Thẻ Tín Dụng Không Trả

Hậu Quả Của Việc Nợ Thẻ Tín Dụng Không Trả

Hậu Quả Của Việc Nợ Thẻ Tín Dụng Không Trả

Không thể phủ nhận rằng thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích về tài chính cho chủ sở hữu, tuy nhiên nếu không có phương pháp sử dụng và quản lý chi tiêu hợp lý thì rất dễ lâm vào tình trạng nợ nần và mất khả năng thanh toán. Vậy hậu quả của việc nợ thẻ tín dụng không trả là gì? Cùng Fincake tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các hậu quả khi trả chậm hoặc nợ thẻ tín dụng không trả

1.1 Chịu các khoản phí chậm thanh toán và lãi suất cao 

Nếu không thanh toán thẻ tín dụng thời hạn, bạn sẽ phải trả thêm phí trả chậm với lãi suất cực kì cao lên đến 20%/năm. Những khoản phí này không phải là cố định mà sẽ tăng lên hằng ngày cùng với thời gian mà bạn chậm trễ trong việc trả dư nợ tín dụng cho ngân hàng.  

1.2 Ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng

Một khi bạn từ chối chi trả nợ thẻ tín dụng, bạn sẽ ngay lập tức bị liệt vào danh sách đen của ngân hàng và những thông tin này sẽ được chuyển đến Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phản ánh vào số điểm tín dụng của bạn. Với lịch sử tín dụng có nợ xấu, khả năng được xét duyệt hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng ở Việt Nam của bạn trong tương lai sẽ cực kì khó khăn. 

1.3 Nguy cơ bị kiện và chịu trách nhiệm hình sự

Nợ thẻ tín dụng có thể được quy vào tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự. Nếu bạn từ chối thanh toán nợ, hay có các dấu hiệu chống đối hay bỏ trốn ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện. Tùy vào tính chất và tính nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể hình phạt cho hành vi có thể có thể dao động từ 3-20 năm tù giam.

nợ thẻ tín dụng không trả có nhiều hậu quả nặng nề

 

2. Những cách xử lý khi không thể trả nợ thẻ tín dụng đầy đủ

2.1 Trả tối đa mọi khoản nợ nằm trong khả năng thanh toán

Trong trường hợp không thể thanh toán toàn bộ nợ tín dụng, hãy cố gắng chi trả số tiền lớn nhất trong khả năng của bạn. Hành động vừa này vừa có thể giảm bớt những khoản phí bạn phải đóng trong tương lai, vừa chứng minh cho ngân hàng thấy bạn vẫn có ý định và sẽ cố gắng trả nợ và sẽ hạn chế được những trường hợp dính đến kiện tụng và pháp lý.

Việc cố gắng thanh toán từng khoản nợ nhỏ có thể giúp bạn đạt đến mức thanh toán dư nợ tối thiểu từ đó cho bạn có thêm thời gian xoay xở để trả nốt phần nợ còn lại mà không phải chịu phí phạt và trả lãi suất quá cao.

2.2 Liên hệ với ngân hàng để được tư vấn các phương án giải quyết

Trung thực luôn là lựa chọn tối ưu hơn so với việc trốn tránh và từ chối trả nợ. Khi liên hệ trực tiếp với ngân hàng bạn sẽ được các chuyên viên tư vấn và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp nhất cho trường hợp của bạn. Nếu bạn chưa có lịch sử nợ xấu, khả năng cao ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn gia hạn thêm thời gian thanh toán và miễn giảm các khoản phí do chậm trả nợ.

2.3 Nhờ sự trợ giúp của chuyên gia

Đây là giải pháp mà nên áp dụng khi thấy mình có nguy cơ vỡ nợ và không đủ khả năng chi trả cho thẻ tín dụng. Các chuyên gia tài có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn, tái cấu trúc cũng như cân đối lại chi tiêu để tránh tình trạng nợ thẻ tín dụng kéo dài.

3.Mẹo sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả, tránh nợ xấu và mất khả năng thanh toán

  • Chỉ nên sở hữu một thẻ tín dụng: việc sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng sẽ làm bạn khó quản lý chi tiêu cũng như theo dõi kĩ càng số tiền chi tiêu cho mỗi thẻ làm tăng nguy cơ vỡ nợ. Do đó nếu bạn chưa thực sự có năng lực tài chính vững mạnh và kĩ năng quản lý các khoản chi tốt chỉ nên sở hữu một thẻ tín dụng duy nhất.
  • Mức chi tiêu từ thẻ tín dụng không vượt quá 50% thu nhập hằng tháng: 50% là mức chi tiêu tối đa dành cho thẻ tín dụng được nhiều chuyên gia tài chính khuyến nghị. Nếu dư nợ hằng tháng vượt con số này bạn rất dễ gặp phải rủi ro mất khả năng thanh toán nếu có những trường hợp khẩn cấp xảy ra.
  • Hạn chế rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng: giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng thường được các ngân hàng thu phí rất cao và lãi suất được tính ngay từ thời điểm rút tiền thành công chứ không có thời hạn miễn lãi như các giao dịch thông thường khác. Do đó chỉ nên sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong những trường hợp khẩn cấp để tránh được những khoản phí này.
  • Sử dụng dịch vụ trích nợ tự động: dịch vụ này cho phép ngân hàng trừ tiền trực tiếp từ một tài khoản trích nợ của bạn để chi trả dư nợ hằng tháng cho thẻ tín dụng, từ đó hạn chế được những trường hợp phải trả lãi hay nộp phạt do quên thanh toán dư nợ.

Và đó là tất cả những gì Fincake muốn chia sẻ với bạn đọc về những rủi ro và hậu quả của việc nợ thẻ tín dụng không trả. Hi vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức cần thiết và sẽ giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng một cách khoa học hơn, tránh được những rủi ro về nợ xấu.